THI CHỨNG CHỈ ÂM NHẠC QUỐC TẾ AMEB (Level 5 - 6) (toàn diện)

Trình bày BỐN bài biểu diễn, mỗi bài được chọn từ một trong bốn Danh sách A, B, C và D. Các bài biểu diễn này có thể được rút ra từ giáo trình AMEB.

Thi chứng chỉ Level 5 và Level 6

       |. Bài tập kỹ năng (Technical Work)Bao gồm các bài tập kỹ năng, gam (scales) và hợp âm rải (arpeggios) như được nêu trong giáo trình AMEB Technical Work Level 2 (2018). Bài tập kỹ năng có thể bao gồm đọc nhạc; cũng như trình bày gam  (scale), hợp âm rải (arpeggios), vòng hợp âm (chord progression) theo trí nhớ khi được yêu cầu.

  1. Bài biểu diễn (Repertoire)
    Trình bày BỐN bài biểu diễn, mỗi bài được chọn từ một trong bốn Danh sách A, B, C và D. Các bài biểu diễn này có thể được rút ra từ giáo trình AMEB Piano Series 17, Series 18 hoặc trong phần danh sách hướng dẫn của tài liệu giáo trình.

    THÊM VÀO ĐÓ là hai bản nhạc thuộc "Danh sách bổ sung". Các tác phẩm trong danh sách này có thể là bất kỳ bản nhạc nào có giá trị giáo dục tương tự với các tác phẩm trong giáo trình cho lớp đó - bao gồm cả các tác phẩm hiện không có trong giáo trình.

    Tùy chọn thi phối hợp: Thí sinh lớp 5 và lớp 6 có thể chọn thực hiện bài kiểm tra dưới dạng độc tấu (solo) hoặc phối hợp (collaborative). Các yêu cầu cho bài kiểm tra phối hợp cũng giống như bài kiểm tra độc tấu, ngoại trừ việc thí sinh có thể thay thế một bài biểu diễn trong Danh sách C HOẶC Danh sách D bằng một bài song tấu piano được chọn từ danh sách các bài phối hợp trong giáo trình. (được thay tổng số một bài song tấu piano)
  2. Kiểm tra nghe (Aural Tests) - bao gồm các bài kiểm tra về Nhịp Điệu (Rhythm), Cao độ (Pitch) và Hòa âm (Harmony)
    Thị tấu (Sight-reading) - thí sinh cần phải thị tấu một bài tập ngắn có độ khó phù hợp.
    Kiến thức chung (General Knowledge) - Bằng cách tham khảo tổng phổ của từng bản nhạc trong danh sách, thí sinh cần phải đọc tên và/hoặc giải thích các nốt nhạc, dấu lặng, các dấu hiệu âm nhạc, thuật ngữ, tên bản nhạc và giọng của bản nhạc đó; bên cạnh đó, thí sinh cũng cần chỉ ra những chỗ đổi giọng/ tông dễ thấy trên bản nhạc, có thể là đoạn đầu hoặc cuối từng đoạn; giải thích về hình thức của tác phẩm, nêu được tác phẩm ra đời trong giai đoạn lịch sử nào, thời gian diễn ra giai đoạn đó; và thảo luận về phong cách của tác phẩm bằng cách chỉ ra tác phẩm đã thể hiện được những đặc điểm tiêu biểu của thời kỳ như thế nào.

 

Bài viết liên quan