Thói quen tập luyện đàn piano mang tính bản năng

PHẦN 1: Phương pháp luyện tập đàn piano - nguyên lý và nguyên tắc nền tảng .

 

 

Với mong muốn xây dựng một phương pháp tập luyện đàn piano hiệu quả cho việc dạy và học piano, chúng tôi, đội ngũ Harmony - school of music cùng nhau nghiên cứu và khai thác sách phương pháp tập luyện piano "Fundamentals of Piano Practice" của nhà khoa học Chuan C. Chang. Phương pháp này đã và đang được áp dụng ở các nhạc viện tại nhiều nước trên Thế Giới, giải thích chi tiết các quy trình tập luyện cũng như chỉ ra và giải quyết những vấn đề mà đa số người học gặp phải. 

THÓI QUEN TẬP ĐÀN PIANO THEO BẢN NĂNG

Từ lâu, nhiều nhạc sinh áp dụng thói quen luyện tập đàn piano như sau:

  • Trước hết, luyện các âm giai hoặc bài tập kỹ thuật cho tới khi các ngón tay trở nên mềm dẻo. Tiếp tục như vậy trong 20-30 phút hoặc lâu hơn nếu có thời gian, để cải thiện kỹ thuật, nhất là bằng cách sử dụng các bài tập luyện trong sách Hanon.
  • Tiếp theo, lấy một bản nhạc mới, đọc chậm một hai trang, cẩn thận đàn bằng cả hai tay từ đầu bản nhạc, từ tập chậm lặp đi lặp lại cho tới khi đàn trôi chảy.
  • Sau khi luyện tập liên tục, bài nhạc đã đàn được 2 tay và các ngón tay tập luyện đã trở nên mềm dẻo linh hoạt, nhạc sinh có thể đàn nhanh bản nhạc như mong muốn và trải nghiệm trước khi nghỉ, đây là thời gian thể hiện và thưởng thức thành quả!
  • Khi đã đàn được bản nhạc cho tới khi đàn nhuần nhuyễn (có thể dùng máy gõ nhịp) nhạc sinh tiếp tục học thuộc lòng từng động tác và từng chi tiết. 

  • Thường thì trước khi đàn trả bài hoặc trình diễn, nhạc sinh đàn đúng tốc độ hoặc nhanh hơn, càng nhiều lần càng tốt nhằm bảo đảm rằng sự thể hiện đang trong điều kiện tối ưu nhất. 

CÁCH TẬP LUYỆN NÊU TRÊN LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP MANG TÍNH BẢN NĂNG "CÓ VẤN ĐỀ":

  • Một nhạc sinh thông thường không được giáo viên hướng dẫn các cách tập đúng, chắc chắn sẽ tập luyện theo phương pháp trên. Bởi đây, là bản năng của con người, theo cách tập luyện này sự tiến bộ sẽ bị giới hạn và đạt kết quả chỉ ở mức trung bình. Do vậy, nhạc sinh sẽ không thể vượt qua các phần khó, cho dù ngồi tập luyện nhiều giờ mỗi ngày.
  • Thói quen luyện tập một cách bản năng như trên thấy có vẻ hợp lý có quy trình, nhưng đối với sự phức tạp như luyện tập đàn piano, thì phải có một phương pháp cụ thể, mà phương pháp bản năng không thể đạt được, nhạc sinh phải biết các cách tập luyện (mẹo) hay "phương pháp PHẢN bản năng" mà những thiên tài và giáo viên trước đây đã khám phá. Không có những cách tập luyện (mẹo) này, nhạc sinh sẽ bị mắc kẹt với “phương pháp bản năng”, do thiếu vắng cách tập luyện từ "phương pháp PHẢN bản năng" mẹo. Đây là lý do chính giải thích tại sao có nhiều nhạc sinh tập luyện cả đời mà không đạt được mục tiêu.
  • Có vô số sách học kỹ thuật piano, nhưng các sách này hiếm khi dạy cách tập luyện đem lại hiệu quả cao.
  • Nhiều nhạc sinh vẫn có khuynh hướng tập luyện mà xao nhãng thẩm mỹ âm nhạc, chỉ tập một mình, không tự tin đàn cho người khác nghe, điều này tạo ra các “nghệ sĩ piano phòng kín” thích đàn nhưng không thể trình diễn.

Phương pháp căn bản luyện tập đàn piano

Những vấn đề trên là cảnh báo không chỉ dành cho các giáo viên và các nhạc sinh, mà còn dành cho bất cứ bậc cha mẹ hoặc bạn hữu nào có thiện ý vì ảnh hưởng xấu tới thói quen luyện tập của các nhạc sinh trẻ. Các bậc cha mẹ mà không am hiểu đừng bao giờ ép con cái mình áp dụng các phương pháp bản năng này. Đây là lý do tại sao các giáo viên giỏi luôn yêu cầu các bậc cha mẹ đi cùng con trong buổi học. Nếu các bậc cha mẹ không hiểu điều này, có nguy cơ họ sẽ buộc con mình áp dụng các phương pháp ngược lại với hướng dẫn của giáo viên.

Quyển sách này sưu tập các phương pháp luyện tập và giải thích tại sao một số phương pháp có hiệu quả trong khi số khác lại không. Nếu một giáo viên dạy kiểu luyện tập này thì thực tế, họ không hề dạy chi hết - phương pháp này chỉ thuộc bản năng thuộc về nhạc sinh. Khi sử dụng phương pháp luyện tập hiệu quả, với thời gian khoảng 5 năm, bạn đủ để sức đạt được kết quả ngang với vài chục năm tự mình vật lộn với phương pháp tiếp cận bản năng (khẩu quyết “luyện tập, luyện tập, và luyện tập”). Quyển sách này không tự nhận sẽ biến bạn thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, dù không loại trừ khả năng đó, nhưng có thể giúp bạn đàn được dễ dàng, rút ngắn thời gian. 

Soạn giả: Chuan C. Chang (nhà khoa học)

Biên tập:  Lê Minh Hiền (nhạc sĩ)

Dịch giả: Nhật Nguyệt (thi sĩ), Đại Nhật

Biên soạn: Nhạc sĩ Lê Minh Hiền, Việt Hà

Sửa bản in: Nhạc sĩ Minh Tâm

*** Chia sẻ, sao chép vui lòng ghi rõ nguồn bài viết thuộc bản quyền Harmony Co.,Ltd