THƯƠNG HIỆU PIANO STEINWAY CHIẾM ƯU THẾ TẠI SÂN KHẤU HOÀ NHẠC
Xưởng sản xuất Steinway đầu tiên được thành lập năm 1853 tại New York City, xưởng thứ hai được thành lập vào năm 1880 tại thành phố Hamburg, Đức..
Xưởng sản xuất Steinway đầu tiên được thành lập năm 1853 tại New York City, xưởng thứ hai được thành lập vào năm 1880 tại thành phố Hamburg (Đức),cả hai Xưởng Steinway vẫn đang sản xuất những cây piano Steinway tới ngày nay. Heinrich Englehard Steinweg - nhà chế tạo piano của thương hiệu Steinweg di cư từ Đức sang Mỹ vào năm 1850 cùng gia đình ông,một người con trai Christian Friedrich Theodor Steinweg thì ở lại Đức.
- Vào năm 1853 Heinrich thành lập xưởng sản xuất đàn thương hiệu Steinweg “Steinway & Sons”. Xưởng đàn đầu tiên của ông tại một tầng áp mái nhỏ ở đằng sau ngôi nhà 85 Varick Street tại Manhattan New York. Cây piano đầu tiên được sản xuất bởi Steinway & Sons được ghi số 483, bởi hãng Steinweg cho tới lúc đó đã sản xuất 482 cây piano. Chỉ một năm sau nhu cầu đặt hàng lớn tới mức công ty buộc phải chuyển tới một toà nhà lớn hơn tại 82 - 88 Walker Street. Vào năm 1864 đổi tên gốc (Đức) Steinweg thành Steinway.
- Năm 1860 Steinway đã dựng xưởng và kho gỗ mới với 350 công nhân làm việc, một năm xuất xưởng lên tới 1800 cây piano. Những cây đàn piano Steinway trải qua rất nhiều cải tiến nhờ các cách tân thực hiện tại cả xưởng Steinway và các xưởng khác của công nghiệp này, dựa trên cải tiến kỹ thuật và nghiên cứu mới, những cây đàn piano đã đạt các giải thưởng tại các Hội chợ Triển lãm tại New York, Paris và London.
- Năm 1864 William Steinway đã xây dựng một phòng trưng bày chứa hơn 100 cây piano tại East 14th Street, 2 năm sau xây dựng phòng hoà nhạc Steinway Hall ở đằng sau dãy phòng trưng bày. Phòng hoà nhạc Steinway Hall đầu tiên mở cửa vào 1886 với hơn 2000 chỗ ngồi và nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của đời sống văn hoá của New York, đây là nơi hội tụ của New York Philharmonic suốt 20 năm cho tới khi phòng Camegie Hall mở vào 1891.
- Những người đi nghe hoà nhạc buộc phải đi ngang qua các phòng trưng bày, điều này khiến doanh số kinh doanh tại đây tăng đáng kể, chiếm 1/5 sản lượng của hãng. William Steinway nhận thấy rằng tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ tác động lớn đến việc mua đàn piano sau các buổi biểu diễn. Do đó, ông đã thiết lập chính sách “Concert & Artist” department mà nay vẫn còn áp dụng. Tính đến hiện nay, đã có trên 1500 nghệ sĩ sử dụng chính sách này, với chính sách này nếu các nghệ sĩ hoặc nhóm hoà nhạc được mang tên “Steinway Artist” khi trình diễn ở bất cứ nơi nào trên thế giới họ luôn phải lựa chọn sử dụng Steinway đầu tiên. Steinway sẽ phải tài trợ các nghệ sĩ đã kí kết “Steinway Artist” một cây đàn Steinway không phải trả phí và hãng thì đạt được doanh số kinh doanh bán hàng tăng đáng kể từ chiến lược này.
- Những thành công ban đầu rất thuận lợi, năm 1880 William Steinway thành lập một cộng đồng dân cư tại Steinway Village, ở khu Astoria của hạt Queens County, New York. Làng Steinway Village được xây dựng như một khu phố riêng của cộng đồng, bao gồm một xưởng mới, mà vẫn còn sử dụng ngày nay, cùng các xưởng đúc riêng của nó, bưu điện, các công viên và nhà ở cho nhân công Steinway Village về sau trở thành một phần của Long Island City.
- Để đến với các khách hàng Âu châu những người muốn có các piano thương hiệu Steinway và tránh được các khoản thuế Âu châu, William và Theodore thiết lập một xưởng mới ở Hamburg vào năm 1880. Cũng như mô hình tại Mỹ năm 1880 phòng hoà nhạc Steinway - được thành lập tại Hamburg.
- Vào năm 1909 lại mở thêm một “Steinway - Haus” tại Berlin, như vậy trong đầu thế kỷ 20 Steinway đã thiết lập được các điểm kinh doanh tại New York, London, Paris, Berlin và Hamburg. Thống kê cả hai xưởng Steinway đã sản xuất hơn 4,000 piano mỗi năm và Steinway đã bám sát các thương hiệu sản xuất piano số 1 của Đức C. Bechstein.
- Đến năm 1920 Steinway đã sản xuất lên đến 6.000 piano mỗi năm, nhưng việc sản xuất piano lại bị sa sút vào năm 1930 nên sản xuất chỉ hơn 1000 piano hàng năm đây là thời gian khó khăn của Steinway.
- Sau năm 1939 nhu cầu mua piano tăng trở lại nên Steinway phát triển trở lại. Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra Thế chiến thứ 2, xưởng Steinway ở New York tập trung chế tạo các tàu lướt bằng gỗ để chuyển vận các đoàn quân đằng sau các tuyến quân nên số lượng đàn cũng giảm đáng kể, còn xưởng sản xuất tại Hamburg, Đức chế tạo rất ít piano, chưa đến 100 cây đàn xuất xưởng mỗi năm. Trong những năm cuối chiến tranh xưởng tại Hamburg phải giao nộp tất cả gỗ để phục vụ cho chiến tranh. Thiệt hại lớn nhất là trong một cuộc công kích của Đồng Minh nhà máy hầu như bị phá huỷ hoàn toàn.
- Sau đó, Steinway hoàn thành việc khôi phục xưởng Hamburg với sự giúp đỡ từ Marshall Plan. Sau chiến tranh sự hồi phục văn hoá cũng như nhu cầu thưởng thức và giải trí phát triển. Steinway đã gia tăng lượng sản xuất tại cả 2 xưởng New York và Hamburg đến năm 1960 số lượng sản xuất đã lên trên 4000 cây piano mỗi năm. Điều đặc biệt trong những năm thuộc thời kỳ Chiến tranh lạnh Steinway vẫn duy trì là một trong những sản phẩm hiếm hoi thuộc Thế giới tự do được mua bán tại Liên bang Xô Viết, các piano Steinway đã hiện diện tại các nhà hát Bolshoi Theatre, Moscow Philharmonic Orchestra, Moscow Conservatory, St Petersburg Conservatory và St Petersburg Philharmonic Orchestra ở Leningrad và tại các trường và các giàn giao hưởng khác tại Xô Viết.
- Năm 1972 William Steinway đã ký kết với nghệ sỹ dương cầm Nga Anton Rubinstein lưu diễn tại Mỹ với 215 buổi hoà nhạc trong 239 ngày. Đây là một thắng lợi huy hoàng cho cả Rubinstein và Steinway & Sons.
- Trong năm này một số vấn đề luật pháp liên quan đến thương hiệu Grotrian Steinweg đã được giải quyết. Tuy nhiên, tranh chấp quyền lợi trong doanh nghiệp Steinway giữa một số thành viên gia đình Steinway dẫn tới việc doanh nghiệp phải bán cho công ty CBS. Năm 1985 hãng này lại bán nó một lần nữa cho một nhóm nhà đầu tư và đặt tên công ty mới là Steinway Musical Properties Inc.
- Năm 1995, Steinway Musical Properties công ty mẹ của Steinway & Sons đã sát nhập với công ty Conn - Selmer (một nhà sản xuất lớn về nhạc cụ đồng và gỗ...) và thành lập Steinway Musical Instruments, công ty mà đã thâu tóm hãng chế tạo flute Emerson vào năm 1997, rồi nhà chế tạo bàn phím piano Kluger vào năm 1998 và Steinway Hall vào năm 1999.
- Công ty được kết hợp mới này lại thâu tóm thêm nhiều công ty khác, Steinway Musical Instruments Inc cũng thành công việc đã lên sàn giao dịch tại thị trường chứng khoán New York Stock Exchange dưới cái tên LVB (Ludwig van Beethoven).
- Năm 2000 Steinway đã bán cây đàn piano thứ 550.000. Công ty cũng mở rộng sản xuất với hai thương hiệu được thiết kế là piano Boston (sản xuất nhà máy Kawai “Nhật” và Essex tại Pearl River ...
- Hiện nay, Steinway New York mỗi năm sản xuất 2.500 cây đàn gồm các size grand: S - 155, M - 170, O - 180, A - 188, B - 211, D - 274 và upright: Model 1098, K - 52 chủ yếu cung cấp cho thị trường Bắc và Nam Mỹ, còn Steinway Hamburg thì sản xuất 1.500 cây đàn gồm các size grand: S - 155, M - 170, O - 180, A - 188, B - 211, C - 227, D - 274 và upright: V - 125 and K - 132 cung cấp phần còn lại của thị trường Thế Giới.
- Với tham vọng thực hiện mục tiêu mỗi phòng hoà nhạc lớn trên thế giới đều có một cây Full size Steinway D - 274 New York hoặc Hamburg, việc khai thác và phát triển thị trường này kết hợp với chính sách “Steinway Artist” và chất lượng của dòng đàn này, Steinway đã chiếm thị phần 7% trên toàn cầu cho dòng Full size, trong khi đó tất cả các thương hiệu piano cao cấp của Châu Âu, Mỹ, Nhật gộp lại cũng chỉ chiếm 93% thị phần. Theo thống kê của Steinway thì trong mùa hoà nhạc tại Bắc Mỹ 2005 - 2006 có 98% các nghệ sỹ dương cầm độc tấu trình diễn với cây Steinway tại các sân khấu biểu diễn.
- Về thị trường tiêu dùng với các size S - 155, M - 170, O - 180, A - 188, B - 211, C - 227 thì Steinway chỉ chiếm 0,6 - 0,7% thị phần do ảnh hưởng 2 lý do: Thứ nhất, đây là phân khúc béo bở nhất nên các hãng đầu tư rất mạnh vào phân khúc này chỉ riêng Đức đã có khoảng 10 hãng, nên sự cạnh tranh rất khốc liệt. Thứ 2 là Steinway từ lâu đã khẳng định mọi kích thước của hãng sản xuất đều hoàn hảo và có giải thưởng về sáng chế, nên việc thay đổi sẽ huỷ hoại tất cả các giá trị lịch sử của hãng nên Steinway từ lâu đã không có sự thay đổi nhiều về kích thước và mà chỉ cải tiến các chi tiết khác, trong khi đó, các hãng khác thì cho rằng cây đàn piano vẫn còn thay đổi để ngày càng hoàn thiện hơn nên đã có những thay đổi để ngày hoàn thiện hơn cũng như tìm được đúng khách hàng mục tiêu mà họ nhắm đến và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng.
- Năm 2018, công ty được mua lại bởi tập đoàn đầu tư Poly Group China của Trung Quốc, đây là một thị trường rất tiềm năng có tỷ lệ học piano rất cao và nghệ sĩ nổi tiếng thế giới như Lang Lang, Yuja Wang ... là đại sứ thương hiệu cho Steinway
Theo nguồn tổng hợp từ: The Piano Book, Piano Atlas, Piano Buyers, Wikipedia…
Bài viết liên quan
Copyright © 2017 Bản quyền thuộc về C. Bechstein Vietnam Thiết kế và phát triển bởi P.A Việt Nam